top of page

Quản trị rủi ro chiến lược là gì? Vai trò quản trị rủi ro chiến lược

  • jameslinhgob2020
  • Jul 6, 2022
  • 4 min read

Rủi ro chiến lược bao gồm những mối nguy, sự kiện bên trong và bên ngoài có thể gây khó khăn hoặc thậm chí không thể cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược của họ. Do đó, việc quản trị rủi ro chiến lược là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu tổng quan về rủi ro chiến lược trong bài viết này nhé!

Quản trị rủi ro chiến lược là gì?

Về bản chất, rủi ro chiến lược là một khái niệm thuộc quản trị chiến lược của doanh nghiệp, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh và chiến lược. Do đó, những rủi ro này là những rủi ro ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và khả năng tồn tại liên tục của doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro chiến lược trong doanh nghiệp là gì?
Quản trị rủi ro chiến lược trong doanh nghiệp là gì?

Quản trị rủi ro chiến lược được định nghĩa là quá trình xác định, đánh giá và quản lý rủi ro trong chiến lược kinh doanh. Quản trị rủi ro trong chiến lược kinh doanh bao gồm quản lý nhiều sự kiện và tình huống có khả năng xảy ra và đánh giá về sức ảnh hưởng của chúng đến giá trị của doanh nghiệp.

Quản lý rủi ro chiến lược nằm ở trung tâm của quá trình xác định chiến lược và quản trị chiến lược. Đây là hoạt động rất quan trọng bởi nó quản lý rủi ro ảnh hưởng đáng kể đến khả năng đạt được mục tiêu chiến lược và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của quản trị rủi ro chiến lược trong doanh nghiệp

Có thể nói rằng việc quản trị rủi ro chiến lược giúp phương án kinh doanh của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Vai trò của hoạt động quản trị rủi ro trong chiến lược là:

  • Tăng cường sự ổn định trong hoạt động kinh doanh và giảm bớt những gánh nặng về trách nhiệm pháp lý.

  • Tạo môi trường làm việc bảo mật và an toàn cho nhân viên và khách hàng.

  • Phòng tránh những ảnh hưởng đến công việc của hoạt động kinh doanh.

  • Bảo vệ được những doanh nghiệp cùng hợp tác, đặc biệt là giá trị và tài sản đều được bảo vệ tối đa.


Quản trị rủi ro chiến lược giúp bảo vệ giá trị và tài sản của doanh nghiệp và đối tác
Quản trị rủi ro chiến lược giúp bảo vệ giá trị và tài sản của doanh nghiệp và đối tác

Quản trị rủi ro chiến lược giúp bảo vệ giá trị và tài sản của doanh nghiệp và đối tác

Ví dụ về rủi ro chiến lược thường gặp trong doanh nghiệp

Như đã đề cập, rủi ro chiến lược bao gồm những sự kiện hoặc hoạt động có thể làm trật mục tiêu chiến lược của một tổ chức, doanh nghiệp. Chẳng hạn như:

  • Quyết định chiến lược không rõ ràng hoặc thực hiện kém hiệu quả.

  • Thay đổi trong ban quản lý cấp cao và lãnh đạo.

  • Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới.

  • Sáp nhập và mua lại không thành công.

  • Sự thay đổi về nhu cầu, mong đợi của khách hàng hoặc thay đổi của thị trường.

  • Các vấn đề của nhà cung cấp và các bên liên quan.

  • Thách thức về tài chính.

  • Không thích ứng được với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Thực tế, rủi ro chiến lược còn rất nhiều và trên đây chỉ là một số ví dụ điển hình và thường gặp nhất. Hầu như bất kỳ quyết định chiến lược nào được đưa ra đều có có thể gặp rủi ro không thành công. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần thực hiện một quy trình quản trị rủi ro chiến lược hiệu quả và cấp thiết.

Phân biệt rủi ro chiến lược và rủi ro hoạt động

Rủi ro chiến lược và rủi ro hoạt động đề có thể gây những ảnh hưởng xấu đến tổ chức, doanh nghiệp nếu chúng trở thành hiện thực. Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều doanh nghiệp đã có cái nhìn sâu rộng hơn về rủi ro hoạt động và tập trung vào quản trị rủi ro chiến lược. Để có thể quản trị rủi ro hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định và phân biệt được rủi ro hoạt động và rủi ro chiến lược. Dưới đây là bảng so sánh những khác biệt chính của hai rủi ro này:



Quy trình quản trị rủi ro chiến lược

Quản trị rủi ro chiến lược cần được thực hiện cấp thiết và hiệu quả để hạn chế những ảnh hưởng lâu dài đến mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện quản lý rủi ro chiến lược theo khung quản lý dưới đây:

  1. Xác định những rủi ro chiến lược mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

  2. Đánh giá rủi ro để xác định khả năng xảy ra và tác động của chúng.

  3. Lựa chọn một chiến lược để đối phó với từng rủi ro.

  4. Theo dõi từng rủi ro theo thời gian để cập nhật thay đổi.

  5. Thực hiện báo cáo từng giai đoạn của quy trình quản lý rủi ro chiến lược.


Quản trị rủi ro chiến lược cần được thực hiện theo quy trình và khuôn khổ nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất
Quản trị rủi ro chiến lược cần được thực hiện theo quy trình và khuôn khổ nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất

Một quy trình quản lý rủi ro chiến lược sẽ đảm bảo doanh nghiệp được chuẩn bị tốt để xử lý các rủi ro. Doanh nghiệp phải luôn đảm bảo chú ý đến chiến lược và mục tiêu của tổ chức, có tầm nhìn sâu rộng về những rủi ro trong chiến lược có thể xảy ra và chủ động lập kế hoạch ứng phó hiệu quả.

Quản trị rủi ro chiến lược là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, giúp hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu chiến lược và mục tiêu kinh doanh. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về rủi ro chiến lược và khung quản trị rủi ro hiệu quả!

Comments


Join my mailing list

Thanks for submitting!

  • White SoundCloud Icon
  • White Facebook Icon
  • White Twitter Icon
  • White Instagram Icon
  • White YouTube Icon

© 2023 by DAILY ROUTINES. Proudly created with Wix.com

bottom of page